Ý thức hệ Đảng_Hành_động_Nhân_dân

Từ những năm đầu Đảng Hành động Nhân dân cai trị, tư tưởng sinh tồn đã là một chủ đề trung tâm trong chính trị Singapore. Theo Diane Mauzy và R.S. Milne, hầu hết các nhà phân tích của Singapore đã nhận thức bốn "tư tưởng" chính của Đảng Hành động Nhân dân: chủ nghĩa thực dụng, chính trị tinh hoa, chủ nghĩa đa văn hóa và giá trị châu Á hoặc chủ nghĩa cộng đồng.[10] Trong tháng 1 năm 1991, Đảng Hành động Nhân dân giới thiệu Sách trắng về giá trị chung, theo đó nỗ lực thiết lập một ý thức hệ quốc gia và thể chế hóa các giá trị châu Á. Đảng cũng nói họ "bác bỏ" điều mà họ cho cho là dân chủ tự do kiểu phương Tây, bất chấp sự hiện diện của nhiều khía cạnh dân chủ tự do trong chính sách công của Singapore như công nhận các thể chế dân chủ. Tuy nhiên, Giáo sư Hussin Mutalib cho rằng đối với Lý Quang Diệu thì "Singapore sẽ tốt hơn nếu không có dân chủ tự do".[11]

Ý thức hệ kinh tế của đảng luôn chấp thuận sự cần thiết đối với một số chi tiêu phúc lợi, can thiệp kinh tế thực dụng và chính sách kinh tế Keynes tổng thể. Tuy nhiên, các chính sách thị trường tự do trở nên phổ biến từ thập niên 1980, nằm trong thi hành quy mô lớn hơn chính trị tinh anh trong xã hội dân sự, và Singapore thường được xếp hạng rất cao về các chỉ số "tự do kinh tế" theo đánh giá của các tổ chức như Ngân hàng Thế giớiQuỹ Tiền tệ Quốc tế.

Đảng Hành động Nhân dân nghi ngờ sâu sắc về các ý thức hệ chính trị cộng sản, mặc dù trong những năm đầu từng liên minh trong một thời gian ngắn để chống chủ nghĩa thực dân tại Singapore. Từ đó, Đảng tự nhận định bản thân là một đảng dân chủ xã hội, song trong các thập niên gần đây Đảng chuyển hướng sang tân tự do và các cải cách kinh tế thị trường tự do. [cần dẫn nguồn]

Đảng Nhân dân Hành động thi hành chủ nghĩa xã hội dưới dạng thực dụng trong vài thập niên đầu nắm quyền, đặc điểm là đảng từ chối quốc hữu hóa. Theo Trần Khánh Châu, đến cuối thập niên 1970, cương lĩnh trí tuệ của chính phủ dựa hoàn toàn trên một triết lý tự lực, tương tự như chủ nghĩa cá nhân kiểu Mỹ. Bất chấp điều này, Đảng Hành động Nhân dân vẫn tuyên bố là một đảng xã hội, chỉ ra quy định của mình trong lĩnh vực tư nhân, can thiệp vào kinh tế, và các chính sách xã hội để thể hiện điều này.[12] Tuy nhiên, năm 1975, Đảng Hành động Nhân dân rút khỏi Xã hội Quốc tế sau khi Công đảng Hà Lan đề xuất trục xuất Đảng,[13] với cáo buộc vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Biểu trưng của Đảng Nhân dân Hành động (có màu đỏ và lam trên nền trắng) tượng trưng cho đoàn kết liên dân tộc. Hơn nữa, các đảng viên của Đảng Hành động Nhân dân tại các đại hội của đảng thường xuyên mặc một đồng phục là áo sơ mi trắng và quần trắng. Màu trắng tượng trưng cho tư tưởng của đảng về cai trị minh bạch, nhắc nhở các đảng viên rằng đồng phục màu trắng khi bị bôi bẩn sẽ khó mà làm sạch lại được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảng_Hành_động_Nhân_dân http://www.asiaone.com/News/AsiaOne+News/Singapore... http://www.economist.com/node/17419873 http://www.singapore-window.org/80404st1.htm http://journalism.sg/2010/04/29/un-racism-rapporte... http://infopedia.nl.sg/articles/SIP_1462_2009-02-1... http://www.pap.org.sg/ http://www.pap.org.sg/abt_leadership_hqexe.shtml http://www.wp.org.sg/news/news_articles/pap_social... https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://www.idref.fr/03367812X